UNIVERSAL LANGUAGE OF COLOR’ VÀ CÁCH PANTONE TẠO RA THẾ GIỚI NGÔN NGỮ CỦA MÀU SẮC

Published by:

“Này, liệu bức tường đó được sơn bằng màu ngà voi, màu vỏ trứng hay màu ngọc trai nhỉ? Hoặc cũng có thể là màu be chăng?”

Nếu bạn đã từng thắc mắc bất cứ điều gì về ngôn ngữ của màu thì như bạn biết đấy, đó luôn là việc gần như bất khả thi khi chúng ta chỉ quan sát bằng mắt thường.

Do vậy, trên thế giới tồn tại rất nhiều tổ chức có mục tiêu phân loại ngôn ngữ màu sắc. Ví dụ: TOYO Color Finder của Nhật Bản hay HKS color chart của Đức. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta sẽ nói về New Jersey’s Pantone, hệ thống màu sắc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, hay còn được gọi là “universal language of color.”

Pantone – từng là một công nghệ được sử dụng trong ngành thiết kế và in ấn. Với những chiến dịch Marketing thông minh và hàng tá những meme hài hước từ chính bản thân thương hiệu, Pantone đã dần trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng. Tên gọi của nó thậm chí còn được đặt cho một khách sạn 3 sao tại Bỉ.

Bí mật màu sắc

Những màu sắc của năm mà Pantone lựa chọn dựa trên 2 yếu tố chính: Việc dự đoán trước những xu hướng mới và sự cảm nhận khách quan từ phía những chuyên gia. Mỗi năm, ban nghiên cứu của Pantone sẽ chọn ra những chuyên gia bí mật để thực hiện hoạt động này. Vài tháng trước khi công bố mã màu chính thức, Pantone sẽ phối hợp cùng với các thương hiệu khác nhau để tìm ra những sản phẩm có cùng một màu gốc do các chuyên gia chỉ định.

Dự án Color of the year là khoảng thời gian trong năm nhằm khuyến khích cộng đồng so sánh, đối chiếu sức ảnh hưởng của màu sắc trong các sự lựa chọn hàng ngày của họ. Vào cuối năm ngoái, Pantone đã cộng tác với Saatchi Art để chọn ra những tác phẩm mang màu sắc của Ultra Violet (như tác phẩm này chẳng hạn).


Hãy nói về những con số

1867: Là tổng số màu sắc mà Pantone đã xây dựng cho cộng đồng những người làm thiết kế. Những màu sắc này sẽ được sử dụng vào việc thiết kế logo, ấn phẩm in hoặc bao bì sản phẩm.

2310: Là tổng số màu sắc dành cho thời trang và những nhà thiết kế nội thất.

7395$: Số tiền mà những nhà thiết kế thời trang phải trả để sở hữu bộ sưu tập màu sắc cotton của Pantone.

1620$:  Giá của những cuốn sách phân loại màu tại Pantone.

625 triệu$: Số tiền mà tập đoàn Danaher đã bỏ ra để sở hữu công ty mẹ của Pantone là X-Rite vào năm 2012.

80%: Là tỉ lệ nhận diện thương hiệu tăng lên khi màu sắc được đem ra giới thiệu.

Một hành trình đầy màu sắc

Để trở thành một thương hiệu đình đám như hiện nay, ít ai biết rằng Pantone đã từng là một nhà cung cấp màu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm thời kỳ những năm 60s. Vào năm 1956, khi mới tốt nghiệp ngành hóa học, Lawrence Herbert đã được nhận vào làm cho M&J Levine Advertising với tư cách là một chuyên gia pha trộn màu sắc.

Sáu năm sau đó, ông đã mua lại bộ phận in ấn của công ty và phát minh ra một hệ thống chuẩn hóa màu sắc. Hệ thống này giúp cho công việc thiết kế và in ấn trở nên dễ dàng hơn bằng việc cung cấp cho họ những thang đo màu sắc tiêu chuẩn. Không lâu sau đó, Herbert cũng phát triển hệ thống tương tự cho việc thiết kế nội thất và thời trang.

Vào năm 2007, Pantone đã được mua lại bởi X-Rite với chi phí chuyển nhượng lên đến 180 triệu $.

Dạo một vòng quanh nhà máy màu sắc của Pantone

Ngành công nghiệp sắc màu

Hỏi: “Liệu một công ty có thể sở hữu độc quyền một màu sắc nào đó ?”

Điều đó hoàn toàn có thể.

Vào năm 1995, đã từng xảy ra một vụ kiện tụng giữa 2 nhà cung cấp dịch vụ giặt khô. Cụ thể là một trong 2 bên đã cố tình sử dụng màu sắc của thương hiệu còn lại trên sản phẩm của mình. Có thể thấy, các hãng nổi tiếng trên thế giới cũng đều có những màu sắc pantone của riêng họ. Ví dụ: Cocacola là red (Pantone 484), Starbucks là pine green (Pantone 3298), Tiffany là robin egg blue (1837 Blue).

Image result for pantone 484 coca cola
Image result for tiffany pantone 1837

Để có thể “sở hữu” một mã màu Pantone nào đó, công ty sẽ phải chứng minh được rằng tầm quan trọng của màu sắc đó đối thương hiệu của mình. Một số nghiên cứu đã cho thấy, màu sắc là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính nhận diện của một thương hiệu.

Vậy “nếu một cá nhân cũng muốn sở hữu riêng cho mình một mã màu pantone thì sao nhỉ?”

Điều này không phải là bất khả thi. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chỉ có đúng 5 người được sở hữu một trong số những màu sắc đó:

  • Jay-Z với màu lam pearlescent(pearlescent blue).
  • CEO hãng bất động sản Gardens Real Estate sở hữu màu hồng sáng (bright pink).
  • Nhà thiết kế thời trang Jason Wu sở hữu màu xám (grey).
  • Nhà thiết kế thời trang Richard Nicoll sở hữu màu xanh elegant (elegant blue).
  • Prince với Love Symbol #2.

Mặc dù không được công bố chính thức, phó chủ tịch của Pantone đã chọn một màu cam gỉ với tên gọi “Golden Flame” để gán cho vị tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Bà nói “Nếu bạn gom tất cả những màu sắc trong bức chân dung của ông ấy và trộn chúng với nhau, bạn có thể nhận được một màu tương tự như Golden Flame”.

Thêm 1 fun fact nho nhỏ

Calvin Klein thường để 1 lát màu Pantone ở trong bếp làm dấu hiệu cho đầu bếp của mình thấy rằng màu sắc của cốc coffee mà anh muốn dùng cho ngày hôm nay.


Kết luận

Có thể nói, Pantone và những gì họ đang làm đã mang lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới, ngôn ngữ của màu sắc. Năm 2019 với sắc màu living coral tràn đầy sức sống và sự lạc quan, hy vọng chúng ta có thể được chứng kiến thêm nhiều những tác phẩm thiết kế đột phá trong năm nay.

Nguồn: qz
Người dịch: Limon