HÀNH TRÌNH IPO $386M CỦA RAKSUL : UBER CHO PRINT VÀ CHẶNG ĐƯỜNG 11 NĂM LỊCH SỬ

Published by:

Raksul – 1 trong 5 khởi nghiệp gọi được nhiều vốn nhất năm 2017 của Nhật Bản, chính thức niêm yết lên sàn chứng khoán Tokyo với định giá $386 triệu, gấp 5 lần doanh thu năm 2017 (Theo TechCrunch Japan).

Từ 1 startup với vòng gọi vốn đầu tiên vẻn vẹn $100,000, sau 11 năm, Raksul trở thành công ty đại chúng. Một hành trình trong mơ của bất kỳ startup nào.

Raksul — Uber for Print
Raksul là công ty cung cấp giải pháp Web2Print lớn nhất Nhật bản, với mô hình Uber for Print kết nối với các “printer” họ đã thành công trong việc đánh bại mô hình In truyền thống bằng việc tạo ra một nền tảng kết nối các nhà in lại, sau đó digitalize toàn bộ quy trình tạo đơn In, thiết kế, và sản phẩm đầu cuối trên 1 nền tảng duy nhất.

Bài viết sẽ tập trung mổ xẻ mô hình kinh doanh của Raksul để chúng ta hiểu hơn về mô hình Web2Print ở Nhật: 1 thị trường khá gần gũi với Vietnam, cố gắng lồng ghép những kiến thức, chiêm nghiệm của người viết để các bạn có thể rút ra cho một vài kinh nghiệm cho bản thân, hoặc cho startup mà mình đang xây dựng.

Học tập nhưng phải biết vận dụng một cách sáng tạo, Uber và Grab cũng đều có nền tảng Tech giống nhau, nhưng khi vào từng thị trượng, họ lựa chọn cách triển khai, vận hành khác nhau. Uber xâm nhập thị trường Việt nam bằng UberCar — chỉ hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng, còn Grab vào Vietnam bằng GrabTaxi và chỉ hộ trợ thanh toán tiền mặt. Những sự khác biệt về chiến lược sẽ giúp cho chúng ta có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.

Phần I. Chặng đường 11 năm từ $100,000 đến $385M

Suốt hơn 10 năm khởi nghiệp, mình học rất nhiều các bài học từ các startup nước ngoài, khi áp dụng một ý tưởng khởi nghiệp, việc đầu tiên là mình đi tìm hiểu các mô hình tương tự trên thế giới. Việc học tập các mô hình tương tự sẽ làm cho chúng ta tránh phải trả giá vì thiếu hiểu biết cũng như có những chiến lược phù hợp hơn cho thị trường trong nước. Nghiên cứu kỹ chặng đường 11 năm của Raksul cũng cho mình được nhiều bài học thú vị.

1. Trước khi giải bài toán chính, họ cũng giải một bài toán phụ

Thông tin về Luckle, công ty sở hữu thương hiệu Raksul không nhiều. Nhờ các bản dịch Google, người viết tìm được mẩu thông tin rất thú vị về Raksul.

Tiền thân của Raksul là PrintComparision cung cấp dịch vụ so sánh giá giữa các nhà In. Có thể coi đây là giai đoạn nghiên cứu thị trường của Raksul. Rõ ràng, trước khi giải quyết bài toán chính là Web2Print, họ đã cũng giải quyết một “bài toán phụ” là bước đầu xây dựng tập khách hàng có nhu cầu In, cũng như tạo lập mối quan hệ với các “nhà In”.

Khoản đầu tư đầu tiên mà Raksul nhận là $100k vào tháng 9 năm 2011, sau đúng 9 năm, hôm 27/4 vừa qua, Raksul chính thức niêm yết lên sàn chứng khoán của Nhật, giá trị của Raksul là $385M, doanh số năm 2017 là $76M.

2. Hãy cùng nhìn lại những bước đi của họ…

Không phải ai đi làm startup cũng hiểu được mong muốn sâu sắc của Founder.

Nhìn lại Timeline trong 9 năm của Raksul, chúng ta có thể thấy việc gọi liên tục các vòng vốn của cho startup là một điều rất cần thiết. Ở mỗi vòng gọi vốn, giá trị công ty công ty sẽ được tăng lên, để đạt đến mục đích cuối cùng là biến tất cả những công sức hi sinh của mỗi thành viên thành thành tiền, thành của cải thực sự. Giả sử ai đó phải hi sinh 10 hay 20 triệu 1 tháng vì thu nhập của mình ít hơn những đóng góp của mình, sau 2–3 năm họ bị thiệt thòi mất 200 triệu thì họ cần được đền đáp ít nhất 5–10 lần cho sự hi sinh đó.

Không phải ai cũng đủ niềm tin vào tương lai của Startup để sẵn sàng đón nhận điều này. Và việc nhắc đi nhắc lại sứ mệnh này trong startup của mình là vô cùng quan trọng. Nên nhớ, công ty chỉ có giá trị khi và khi nó có khả năng thanh khoản, nghĩa là có nhà đầu tư bỏ tiền để mua lại xx % cổ phẩn của công ty mình.

3. Mô hình kinh doanh: Uber for Printing, phiên bản Nhật

Thay vì đầu tư một print house tốn tiền, Raksul tạo ra một mạng lưới kết nối các nhà in, máy in và giữ vai trò trung gian điều phối các “lệnh in” họ nhận được từ khác hàng từ trang web của mình, sau đó chuyển các lệnh in đó tới các nhà in đối tác. Các lệnh in được điều phối dựa trên năng lực, giá cả và vị trí của các máy in để tối đa hóa hiệu năng. Raksul được hưởng chiết khấu từ các đơn hàng đó.

4. Sự khác biệt của Raksul: Chuẩn hóa, Tối ưu và số hóa toàn bộ quy trình In.

a) Standardization

Trước khi đọc tiếp, bạn nên dành ít thời gian đọc bài phân tích về mô hình kinh doanh của Raksul ở đây

Như trong bài phân tích ở trên, Raksul đã “chuẩn hóa” các nhu cầu cơ bản trong in ấn. Ví dụ đối với một namecard thông thường, Raksul set chuẩn cho nó là dài 91mm, rộng 55mm và dày 220gsm. Với việc chuẩn hóa, Raksul không những đã tối ưu được hàng tồn kho mà còn có lợi thế đàm phán giá từ các nhà cung cấp giấy với số lượng lớn và thường xuyên. Về phía khách hàng, khi có nhu cầu in một hộp Namecard, họ thường sẽ không thực sự hiêu rõ nhu cầu của mình là như thế nào, họ sẽ không biết nên chọn loại giấy nào, dày bao nhiêu thì hợp..vvvv. Nếu chúng ta có thể cho họ 1 lựa chọn ngay lập tực với giá thành cạnh tranh và chất lượng tốt. Đấy chính là điều mà khách hàng cần.

“People don’t know what they want until you show it to them.” — Steve Job

Steve quả không sai, khởi nghiệp “sáng tạo” ít nhất phải đưa được cho khách hàng những gì họ thực sự cần, như vậy mới có thể tạo ra được những sản phẩm và dịch vụ vượt trội.

b) Gang Run Software — In ghép bài

Một chế bản trước khi In sử dụng Gang Run

Hãy hình dung chúng ta có 200 đơn in Namecard mỗi ngày, và nếu trung bình mỗi đơn hàng là 10 hộp card, thì chúng ta sẽ có 2000 hộp card được “ghép bài” để In như hình trên, thì chi phí in sẽ giảm đi rất nhiều.

c) Lead Time & Pricing — Tối ưu

Chênh lệch giá giữa việc giao hàng cùng ngày và bảy ngày làm việc có thể cao tới 67% đối với một số lệnh in”. Mỗi liên hệ giữa “Standardization”, “Gang Run” và “Lead time” là vô cùng dể hiểu. Thời gian giao hàng càng lâu sẽ càng giúp cho Raksul tối ưu được các lệnh in và giảm sâu chi phí sản xuất.

5. Danh sách sản phẩm: đủ nhỏ để scale, tỉ lệ “tái In” đủ nhiều để dành thị phần.

Bản dịch từ Raksul.com
Tìm hiểu thêm tại: https://raksul.com/products/

Một công ty trị giá 385 triệu, doanh số năm 2017 là 76 triệu, và danh sách sản phẩm chỉ vẹn vẹn có 28 “Printable” document. Đáng chú ý là họ tập trung vào các dòng sản phẩm có tần suất tái sử dụng dịch vụ thường xuyên và có tính ổn định cao.

——————————————————————————————————————–

Sau thành công của Khóa đào tạo IT Communicator, GNT sẽ kết hợp với công ty cung cấp giải pháp Web2Print hàng đầu Nhật Bản RAKSUL cho ra mắt Khóa đào tạo hấp dẫn kế tiếp mang tên “Ruby on Rails Training Course”.

GNT và RAKSUL kết hợp tổ chức Khóa đào tạo Ruby on Rails dành cho đối tượng:
_ Sinh viên năm 3- năm 4 
_ Sinh viên vừa tốt nghiệp

• Khóa đào tạo chất lượng cao hoàn toàn miễn phí với số lượng học viên giới hạn.
• Đội ngũ giảng viên là các Chuyên gia trong lĩnh vực lập trình, CNTT đến từ tổng công ty RAKSUL (Nhật Bản) 
• Ngôn ngữ giảng dạy 100% tiếng Anh.

ĐĂNG KÝ NGAY:
https://www.gnt.com.vn/rubyonrailscourse/


📥Thời gian đăng ký: 24.04.2019 – 10.05.2019

Khóa đào tạo chất lượng cao Ruby on Rails

Người viết: Hung Dinh

Nguồn: https://medium.com/designbold/h%C3%A0nh-tr%C3%ACnh-ipo-386m-c%E1%BB%A7a-raskul-uber-for-print-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-efdb0f03d8e9